1. Tổng quan những điểm mới của phiên bản STKB 2.0
Phần mềm STKB (School Timetable System) thực chất là phiên bản tiếp theo của thế hệ phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu TKB ngày xưa. Phiên bản STKB 1.0 ra đời năm 2020 tương ứng với bản TKB 12 đã phát triển trước đó. Lần nâng cấp này của STKB lên 2.0 đánh dấu một bước phát triển nữa của phần mềm, tăng cường chức năng và hỗ trợ các nhà trường trên toàn quốc nhiều hơn. Sau đây là tổng quan các tính năng mới nhất của phiên bản STKB 2.0.
1. Phần mềm STKB 2.0 lần đầu tiên đã hỗ trợ cho các nhà trường khi áp dụng học với CT Giáo dục Phổ thông mới 2018 (viết tắt là CTGD mới, hay CTGDPT-2018). Hơn nữa phần mềm sẽ hỗ trợ cho tất cả các nhà trường trong quá trình chuyển đổi hiện nay: Vừa dùng được với mô hình cũ hiện nay, vừa dùng được cho các lớp học CTGD mới.
2. Với CTGD mới các nhà trường sẽ được làm quen với một số khái niệm mới, ví dụ việc phân loại các môn học theo các nhóm bắt buộc – tự chọn, phân loại môn học theo bắt buộc cứng – hướng Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội và Chuyên đề tự chọn. Tất cả những điểm mới của CTGD mới đã được đưa vào phần mềm STKB 2.0.
3. Trong phần mềm STKB 2.0 bất cứ lúc nào các GV cũng có thể tra cứu các môn học và phân phối tiết chuẩn của CTGD mới, GV sử dụng các bảng tra cứu này để phân công chuyên môn thích hợp với nhà trường của mình.
4. Một tính năng mới rất đặc biệt được đưa vào phần mềm STKB 2.0 là tính năng tạo các bản sao đặc biệt của thời khóa biểu, được gọi là TKB Clone. Phần mềm sẽ cho phép mỗi nhà trường tạo ra 2 bản TKB Clone cho nhà trường. Các bản dữ liệu TKB Clone này có ý nghĩa như sau:
- Đây là các bản sao TKB từ bản gốc đang có trong thời khóa biểu nhưng đã được thay đổi chút ít, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nhà trường.
- Có thể coi đây là những bản TKB dị biệt áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt mà không thể xếp được trong bản TKB gốc.
Sau đây là một số gợi ý sử dụng chức năng của TKB Clone trên thực tế tại các nhà trường.
(i) TKB Clone có thể là bản thời khóa biểu bổ sung để phân bổ các môn học tổ hợp cho các môn học con. Ví dụ với môn học Khoa học tự nhiên được phân bổ học 4 tiết / tuần. Chúng ta có thể phân bổ môn học này thành các môn học thành phần như Vật lý, Hóa học, Sinh học theo mức 1.5, 1.5, 1 theo tuần. Khi đó với 2 bản TKB Clone sẽ hoàn toàn phân bổ được các môn học này như sau (ví dụ):
- TKB Clone 1 sẽ học 2 tiết Vật lý, 1 tiết Hóa, 1 tiết Sinh.
- TKB Clone 2 sẽ học 1 tiết Lý, 2 tiết Hóa, 1 tiết Sinh.
Phân bổ như vậy sẽ hiểu như sau: Tuần lẻ học TKB Clone 1, tuần chẵn học TKB Clone 2.
(ii) TKB Clone có thể dùng để triển khai các phân công xếp TKB "dị biệt" nằm ngoài bảng phân công chuyên môn của lớp. Ví dụ có thể bổ sung hoặc thay thế 1 tiết học bình thường trên lớp bằng tiết học đặc biệt do GV được mời bên ngoài giảng dạy.
Tính năng TKB Clone sẽ còn phát triển nhiều trong tương lai.
2. Giới thiệu nhanh Chương trình Giáo dục Phổ thông mới (CTGD – 2018)
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 26/12/2018 đã chính thức công bố ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông (còn được gọi CTGDPT 2018 hay CTGD mới). Quyết định này dựa trên Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27-3-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được áp dụng theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Sau đây là tóm tắt phần khung định lượng chi tiết của chương trình của các cấp học.
2.1. Tóm tắt chương trình các môn học và phân bổ thời lượng
Cấp Tiểu học
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).
b) Thời lượng giáo dục
Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cấp THCS
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
b) Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cấp THPT: Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn:
– Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
– Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.
– Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).
Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
b) Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Danh sách môn học và phân bố tiết chuẩn cho các cấp học
Từ chương trình giáo dục phổ thông mới đã nêu trong phần trên, chúng tôi đã thiết kế một danh sách các môn học chuẩn của CTGD mới để đưa vào phần mềm STKB 2.0. Điểm khác biệt duy nhất là trong danh sách môn học của thời khóa biểu luôn có môn Sinh hoạt (mã môn SH) luôn được xếp vị trí số một của danh sách. Môn sinh hoạt được coi là một phần của môn Hoạt động trải nghiệm có trong chương trình. Như vậy số tiết được phân bổ cho môn Hoạt động trải nghiệm sẽ được giảm đi 1, bù vào cho môn sinh hoạt.
Chú ý quan trọng: Môn sinh hoạt trong phần mềm STKB là môn dùng để định nghĩa GVCN nên không thể xóa được trong danh sách.
Sau đây là bảng phân phối tiết chuẩn của các môn học của CTGD mới đã được nạp sẵn trong phần mềm STKB 2.0.
a) Phân phối tiết chuẩn cho cấp Tiểu học.
Bảng phân phối tiết chuẩn cho các lớp cấp Tiểu học bao gồm 15 môn học, trong đó 13 môn học bắt buộc và 2 môn tự chọn.
Chú thích:
- Môn sinh hoạt là bắt buộc và được coi là một phần của Hoạt động trải nghiệm.
- GV dạy môn Sinh hoạt sẽ được coi là GV chủ nhiệm lớp,
b) Phân phối tiết chuẩn cho cấp THCS.
Bảng phân phối tiết chuẩn cho các lớp cấp THCS bao gồm 15 môn học chính thức (trong đó 13 môn học bắt buộc và 2 môn tự chọn) và 7 môn học của chương trình giáo dục hiện thời. Trong số 13 môn bắt buộc sẽ có 3 môn học thuộc loại tổ hợp bao gồm một số môn học con. Ví dụ môn KHTN = Hóa + Lý + Sinh, môn KHXH = Sử + Địa, môn Nghệ thuật = MT + NHAC.
Chú thích:
- Nhóm = bb, môn bắt buộc, = tc, môn tự chọn.
- Tổ hợp = 0, môn đơn, = 1, môn tổ hợp với nhiều môn học con.
(1) Mặc định gán HK1 – 1 tiết, HK2 – 2 tiết.
c) Phân phối tiết chuẩn cho cấp THPT
Bảng phân phối tiết chuẩn cho các lớp cấp THCS bao gồm 23 môn học được chia làm 5 loại (nhóm) như sau: Bắt buộc; KHXH; KHTN; CN&NT; Chuyên đề và tự chọn.
3. Danh sách môn học trong STKB 2.0
3.1. Phân biệt môn học của thời khóa biểu và môn học chuẩn theo CTGD mới
Trong phần mềm STKB từ 2.0 trở đi sẽ lưu 2 danh sách môn học:
1. Danh sách các môn học (hiện thời) dùng cho việc xếp thời khóa biểu nhà trường.
2. Danh sách môn học theo mẫu của CTGDPT mới.
Chú ý là chúng ta chỉ làm việc với danh sách 1 – các môn học hiện thời đang có để phân công giảng dạy và xếp thời khóa biểu. Danh sách 2 chỉ mag tính tham khảo.
Danh sách môn học 2 không thể thay đổi.
Danh sách môn học 1 có thể thay đổi, chỉnh sửa.
3.2. Danh sách các môn học cứng theo CTGD mới
Đây là danh sách 2 – danh sách các môn học cứng được thiết lập trong phần mềm STKB.
Stt
|
Mã
|
Môn học
|
Nhóm
|
Phân bổ
|
slsm
|
Submon
|
1
|
SH
|
Sinh hoạt
|
0 (bb)
|
111
|
|
|
2
|
TV
|
Tiếng Việt
|
0 (bb)
|
001
|
|
|
3
|
VAN
|
Ngữ văn
|
0 (bb)
|
110
|
|
|
4
|
TOAN
|
Toán
|
0 (bb)
|
111
|
|
|
5
|
NN
|
Ngoại ngữ
|
0 (bb)
|
111
|
|
|
6
|
TD
|
Giáo dục thể chất
|
0 (bb)
|
111
|
|
|
7
|
DD
|
Đạo đức
|
0 (bb)
|
001
|
|
|
8
|
GDCD
|
Giáo dục công dân
|
0 (bb)
|
110
|
|
|
9
|
QP
|
Quốc phòng và an ninh
|
0 (bb)
|
100
|
|
|
10
|
TNXH
|
Tự nhiên và Xã hội
|
0 (bb)
|
001
|
2
|
Tự nhiên; Xã hội
|
11
|
LSDL
|
Lịch sử và Địa lí
|
1 (khxh)
|
011
|
2
|
Lịch sử; Địa lí
|
12
|
KH
|
Khoa học
|
0 (bb)
|
001
|
|
|
13
|
KHTN
|
Khoa học tự nhiên
|
1 (khtn)
|
010
|
3
|
Vật lí; Hóa học; Sinh học.
|
14
|
CN
|
Công nghệ
|
3 (cnmt)
|
111
|
|
|
15
|
TIN
|
Tin học
|
3 (cnmt)
|
111
|
|
|
16
|
NT
|
Nghệ thuật
|
3 (cnmt)
|
010
|
2
|
Âm nhạc; Mĩ thuật
|
17
|
SU
|
Lịch sử
|
1 (khxh)
|
110
|
|
|
18
|
DIA
|
Địa lý
|
1 (khxh)
|
110
|
|
|
19
|
GD
|
Giáo dục kinh tế và pháp luật
|
1 (khxh)
|
100
|
|
|
20
|
LY
|
Vật lí
|
2 (khtn)
|
110
|
|
|
21
|
HOA
|
Hóa học
|
2 (khtn)
|
110
|
|
|
22
|
SINH
|
Sinh học
|
2 (khtn)
|
110
|
|
|
23
|
NHAC
|
Âm nhạc
|
3 (cnmt)
|
110
|
|
|
24
|
MT
|
Mĩ thuật
|
3 (cnmt)
|
110
|
|
|
25
|
CD1
|
Chuyên đề 1
|
4 (cd)
|
100
|
|
|
26
|
CD2
|
Chuyên đề 2
|
4 (cd)
|
100
|
|
|
27
|
CD3
|
Chuyên đề 3
|
4 (cd)
|
100
|
|
|
28
|
TN
|
Hoạt động trải nghiệm
|
0 (bb)
|
111
|
|
|
29
|
GDDP
|
Giáo dục địa phương
|
0 (bb)
|
110
|
|
|
30
|
TDT
|
Tiếng dân tộc
|
10 (tc)
|
111
|
|
|
31
|
NN2
|
Ngoại ngữ 2
|
10 (tc)
|
111
|
|
|
3.3. Lệnh nhập danh sách môn học trong nhà trường
Lệnh nhập danh sách môn học trong thời khóa biểu đã được nâng cấp để hỗ trợ cho mô hình môn học mới.
Giao diện mới của lệnh này như sau:
Các thuộc tính của môn học trong phần mềm STKB.
Stt
|
Tên thuộc tính
|
Ý nghĩa
|
Ghi chú thêm
|
1
|
Mã môn
|
Mã của môn học. Không cho phép các môn học trùng mã. Trong phần mềm STKB quy định các mã môn học viết chữ in hoa.
|
Môn sinh hoạt có mã SH nên được đặt đầu tiên trong danh sách.
|
2
|
Tên môn
|
Tên đầy đủ môn học.
|
Tên đầy đủ có thể nhập gõ tiếng Việt có dấu.
|
3
|
Nhóm môn
|
Đây là tham số quan trọng của môn học chỉ ra phân loại nhóm của môn học. Các giá trị của tham số này bao gồm:
= 0, môn bắt buộc. Môn bắt buộc học khi phân bổ cho các lớp.
= 1, nhóm môn định hướng Khoa học xã hội.
= 2, nhóm môn định hướng Khoa học tự nhiên.
= 3, nhóm môn định hướng Công nghệ và Mĩ thuật.
= 4, nhóm môn Chuyên đề.
= 10, nhóm môn Tự chọn.
|
Việc phân Nhóm môn này sẽ áp dụng chủ yếu cho cấp THPT.
|
4
|
Phân bổ
|
Thông số phân bổ nhóm này cho các cấp học.
|
|
5
|
Môn tổ hợp
|
Phân loại môn đơn và môn tổ hơp. Môn tổ hợp là môn gộp của một số môn học con.
|
|
6
|
Kiểu nội dung
|
Phân loại nội dung môn học làm 2 loại: Tự nhiên hay xã hội.
|
|
7
|
Môn chính
|
Phân loại môn chính và môn phụ.
|
|
8
|
Số phòng học môn
|
Thông số quan trọng chỉ ra số lượng tiết học môn này hạn chế tại một thời điểm trên thời khóa biểu.
|
Ví dụ nếu môn Tin học có số phòng môn = 3 thì tại một thời điểm trên thời khóa biểu chỉ có max là 3 tiết Tin được xếp.
|
9
|
Hệ số môn
|
Hệ số để tính tải dạy của giáo viên.
|
|
10
|
Màu sắc
|
Màu sắc của môn học thể hiện trên thời khóa biểu (thông qua lệnh tô màu).
|
|
4. Các thao tác trên màn hình nhập môn học.
4.1. Tạo thêm môn học mới.
- Nháy nút Thêm, sau đó nhập thông số môn học mới tại khung bên phải.
Khung thông tin thuộc tinh môn học cần nhập. Chú ý nhập thật cẩn thận từng thuộc tính.
Với môn tổ hợp, nếu nháy vào ô Tổ hợp sẽ xuất hiện hộp hội thoại để chọn các môn thành phần của môn tổ hợp đó.
- Nhập xong nháy lên nút Cập nhật để đưa môn học này vào danh sách.
4.2. Sửa thuộc tính môn học.
- Nháy lên dòng môn học trong danh sách.
- Sửa thông tin thuộc tính môn học trong khung bên phải.
- Sửa xong nháy nút Cập nhật.
4.3. Xóa môn học khỏi danh sách
Muốn xóa môn học khỏi danh sách thực hiện như sau:
- Nháy lên dòng môn học trong danh sách.
- Nháy nút Xóa phía dưới cửa sổ nhập.
- Nháy nút Đồng ý trong hộp hội thoại dạng sau:
4.4. Lệnh nhập Phân công môn lớp
Đây là lệnh với biểu tượng trên thanh công cụ Dữ liệu.
Chức năng chính: Cho phép các lớp cấp THPT đăng ký các môn học của lớp mình.
Cửa sổ giao diện như hình sau.
Muốn nhập phân công cho một lớp thực hiện thao tác sau:
- Chọn lớp trong danh sách bên trái.
- Nháy nút Sửa.
- Thực hiện việc đăng ký môn học bằng cách nháy chuột lên các ô môn học tại khung chính giữa.
- Chọn các môn chuyên đề tại khung bên phải.
- Nút Kiểm tra có chức năng kiểm tra các môn đã chọn có đúng với quy định của CTGD mới hay chưa.
- Nháy nút Cập nhật để lưu dữ liệu đã phân công cho lớp này.
4.5. Các lệnh xem phân bổ tiết chuẩn theo CTGD mới
Phần mềm cho phép xem để tham khảo bảng phân phối tiết học chuẩn theo CTGD mới. Các lệnh này có tính chất tham khảo.
Các lệnh này có trong cửa sổ nhập Phân công giảng dạy như hình sau.
Giao diện xem phân phối tiết chuẩn cho cấp Tiểu học.
Giao diện xem phân phối tiết chuẩn cho cấp THCS.
Giao diện xem phân phối tiết chuẩn cho cấp THPT.
4.6. Lệnh TKB Clone View
Đây là lệnh hoàn toàn mới trong bản STKB 2.0. Lệnh này có trên thực đơn Khung nhìn.
Chức năng chính của lênh này là cho phép người dùng xem và điều chỉnh các bản sao dữ liệu thời khóa biểu chính thức của nhà trường.
4.7. Giao diện lệnh TKB Clone View.
Giao diện lệnh có dạng như sau. Trên màn hình có 2 Khung TKB trái và phải. Bên trái là TKB Clone 1, phải là TKB Clone 2. Mỗi khung TKB Clone sẽ quan sát được một lớp và một GV. Có thể chuyển nhanh đến bất kỳ lớp nào và GV nào.
2. Các thao tác trên ô TKB lớp.
Để thao tác trực tiếp trên một ô TKB lớp có thể thực hiện nháy đúp chuột hoặc nháy chuột phải lên ô đó. Sẽ xuất hiện một khung nhỏ các lệnh như hình sau.
Ý nghĩa các lệnh như sau:
Xóa: Xóa dữ liệu ô hiện thời.
Cập nhật lại: Sao chép dữ liệu từ TKB gốc vào TKB Clone hiện thời tại ô này.
Thay môn con: Thay môn học thành phần (nếu ô hiện thời a
Thay môn học: Thay môn học khác của ô hiện thời.
Thay giáo viên: Thay giáo viên khác của ô hiện thời.
Xếp môn học: Bổ sung thêm môn, giáo viên vào ô còn trống.
TH&NT
|